Văn phòng giới sử dụng lao động là cơ quan chuyên môn của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có chức năng tham mưu cho Ban Thường trực và thực hiện công tác đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động ở Việt Nam, xúc tiến phát triển các hoạt động liên quan đến quan hệ lao động ở Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của chúng tôi là:
1. Tập hợp ý kiến của NSDLĐ, nghiên cứu thực trạng, tham mưu Ban Thường trực kiến nghị với Đảng và Nhà nước các vấn đề về chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
2. Tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật có liên quan đến lao động và quan hệ lao động.
3. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các diễn đàn, đối thoại, hội nghị, hội thảo, tọa đàm giữa doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động và quan hệ lao động.
4. Tham mưu, giúp Ban Thường trực tham gia vào các thiết chế ba bên ở trung ương về lao động và quan hệ lao động, các tổ chức quốc tế về lao động và đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức phổ biến, tuyền truyền pháp luật lao động; vận động người sử dụng lao động tuân thủ pháp luật trong nước về lao động, thực thi các cam kết về lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
6. Tiến hành các hoạt động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các vấn đề liên quan đến lao động và quan hệ lao động trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật
7. Tham gia phát triển hệ thống, nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp ngành và địa phương; phối hợp với các tổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị liên quan để hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo cho người sử dụng lao động về các vấn đề chính sách, pháp luật lao động, quan hệ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, năng suất lao động và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
9. Tham mưu, giúp việc, hỗ trợ tổ chức các hoạt động của các ủy ban, hội đồng của Ban Chấp hành VCCI về các vấn đề liên quan tới chính sách, pháp luật lao động, quan hệ lao động.
10. Tham gia công tác kiểm tra, giám sát về tình hình thực thi pháp luật lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban thường trực giao.
Bản đầy đủ TẠI ĐÂY